Hiểm họa khôn lường của việc sử dụng đồ gốm sứ không rõ nguồn gốc
UTC +7

Hiểm họa khôn lường của việc sử dụng đồ gốm sứ không rõ nguồn gốc

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm đồ gốm sứ không rõ nguồn gốc có thể gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Việc mua và sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết

Mối nguy hại của gốm sứ không rõ nguồn gốc

Gốm sứ kém chất lượng được bán tràn lan trên thị trường
Gốm sứ kém chất lượng được bán tràn lan trên thị trường

Bên cạnh những thương hiệu uy tín, những sản phẩm có chất lượng thì trên thị trường hiện nay còn xuất hiện rất nhiều sản phẩm gốm sứ với nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không có nhãn mác, không có đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm. Trong số những mặt hàng này, có không ít sản phẩm được đưa vào Việt Nam mà chưa được kiểm soát chất lượng.

Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dùng do hàng gốm sứ kém chất lượng thường được nung ở nhiệt độ thấp đồng thời các sản phẩm này thường chứa nhiều chất độc hại nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất.

Nhiễm độc kim loại nặng do sử dụng đồ gốm sứ không rõ nguồn gốc

Một số loại đất sét nếu không được tráng men sẽ gây nên tình trạng rò rỉ chất lỏng do đó đồ gốm sứ thường được tráng thêm một lớp men nhằm mục đích nâng cao chất lượng của sản phẩm cả về thẩm mỹ và công dụng.

Chì được thêm vào lớp men của đồ gốm sứ để đảm bảo men gốm được tan và kết dính vào sản phẩm trong quá trình nung. Đối với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn, về cơ bản, khi được nung trong nhiệt độ và thời gian thích hợp thì chì sẽ kết dính hoàn toàn vào men, hàm lượng chì ở trong ngưỡng an toàn. Ngược lại, nếu không được nung đúng quy trình, đúng nhiệt độ thì hàm lượng chì trong đồ gốm sứ có thể gây nhiễm bẩn thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng.

Nhiễm độc kim loại nặng do sử dụng đồ gốm sứ không rõ nguồn gốc
Nhiễm độc kim loại nặng do sử dụng đồ gốm sứ không rõ nguồn gốc

Theo các chuyên gia, các sản phẩm gốm sứ được nung ở nhiệt độ từ 1200 đến 1500 độ C, với nhiệt độ này, các kim loại nặng (bao gồm cả chì) sẽ bị bốc hơi, đảm bảo độ an toàn của sản phẩm. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm kém chất lượng, các sản phẩm thường được nung ở nhiệt độ thấp nhằm tiết kiệm chi phí từ đó làm cho chì vẫn còn tồn tại, kết cấu sản phẩm không được chặt chẽ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài chì, Cadimi và hợp chất của nó cũng là một trong số những chất có thể gây ung thư đối với con người. Không ít nhà sản xuất đã thêm chất tạo màu, các kim loại nặng để làm cho sản phẩm gốm sứ có nhiều màu sắc bắt mắt. Bên cạnh đó, khi nung ở nhiệt độ cao, màu sắc sẽ không còn giữ được độ tươi mới nên bắt buộc phải nung ở nhiệt độ thấp, làm cho các kim loại và hóa chất độc hại vẫn tồn tại trong sản phẩm, điều này đặc biệt gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Bên cạnh quy trình sản xuất, trong quá trình sử dụng sản phẩm, chì và kim loại nặng có thể bị rò rỉ ra bên ngoài do va đập, bị ăn mòn,…từ đó gây nhiễm độc vào thực phẩm hoặc đồ uống.

Ảnh hưởng sức khỏe do sử dụng đồ gốm sứ kém chất lượng

Đối với trẻ em

Việc tiếp xúc với chì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người lớn, đặc biệt là trẻ em vì đây là những đối tượng cực kỳ nhạy cảm.

Khi tiếp xúc với một lượng lớn chì, não bộ và hệ thần kinh trung ương của trẻ có thể bị tổn thương, làm xuất hiện các triệu chứng như co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong.

Chì gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ của trẻ, làm suy giảm nhận thức, thay đổi hành vi ở trẻ như tăng các hoạt động chống đối, giảm khả năng tập trung, giảm khả năng ghi nhớ cũng như tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập.

Đối với người lớn

Phơi nhiễm chì còn có thể gây thiếu máu, suy thận, tăng huyết áp, gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và gây độc cho cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Đối với phụ nữ có thai

Ở phụ nữ có thai, ngộ độc chì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Việc tiếp xúc thường xuyên với chì có thể gây ra một số bệnh mạn tính, tổn thương các cơ quan trong cơ thể, gây rối loạn tủy xương, vô sinh, rối loạn cương dương ở nam giới.

Tùy theo mức độ tiếp xúc mà hậu quả có thể khác nhau ở những đối tượng khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm độc chì

Dấu hiệu nhiễm độc chì
Dấu hiệu nhiễm độc chì

Ngộ độc chì thường gây nên các bệnh mãn tính, có hoặc không có triệu chứng cấp tính, ngộ độc chì giai đoạn muộn có thể xuất hiện tình trạng không đảo ngược được triệu chứng như thiếu hụt nhận thức, các bệnh lý liên quan đến thần kinh,….

Tùy thuộc vào loại độc tố, mức độ tiếp xúc mà các phản ứng có thể khác nhau như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Rối loạn thần kinh: Suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, đau đầu, chóng mặt,…
  • Rối loạn hô hấp.
  • Rối loạn tuần hoàn.
  • Gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.
  • Ung thư.

Cách nhận biết gốm sứ chất lượng

Cách nhận biết gốm sứ chất lượng
Cách nhận biết gốm sứ chất lượng

Tìm mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín

Việc lựa chọn những sản phẩm có chất lượng, bày bán ở những địa chỉ uy tín là một trong số những biện pháp đơn giản giúp người tiêu dùng mua được những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình và những người thân trong gia đình trong quá trình sử dụng.

Việc lựa chọn những thương hiệu uy tín cũng giúp người dùng xác định được sản phẩm có chứa chì hay không? Hàm lượng chì là bao nhiêu?

Dựa vào chất lượng men của sản phẩm

Những sản phẩm chất lượng thường có một lớp men bóng đẹp, hoa văn không dễ bị trầy tróc đồng thời có khả năng chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, không dễ bị nứt vỡ.

Những sản phẩm kém chất lượng, nung ở nhiệt độ thấp, sử dụng decal màu dán lên sản phẩm khi sờ vào thường thấy nhám tay, các chi tiết hoa văn thường nổi lên trên bề mặt men.

Giá cả của sản phẩm

Mặc dù không phải sản phẩm nào đắt cũng đều chất lượng nhưng những sản phẩm có giá thành quá rẻ cũng cần được đặt câu hỏi về chất lượng. Việc lựa chọn được những sản phẩm tốt giúp người tiêu dùng tránh được tình trạng ‘tiền mất, tật mang’.

Một số lưu ý khi sử dụng đồ gốm sứ để đảm bảo an toàn

Trong quá trình sử dụng, không nên sử dụng những loại chất tẩy rửa mạnh, có tính acid vì có thể gây ảnh hưởng đến lớp men của sản phẩm.

Không nên sử dụng các loại bình hoặc dụng cụ bằng gốm sứ để muối dưa, cà hay đồ chua.

Không nên sử dụng các miếng kim loại để chà xát lên các đồ dùng bằng gốm sứ. Sử dụng xà phòng và các dụng cụ thích hợp để vệ sinh đồ dùng bằng gốm sứ, sau khi rửa thì lau khô và bảo quản cẩn thận.

Không trữ thực phẩm trong các dụng cụ tráng men khi chưa xác định được đó là loại men gì.

Có thể ngâm các đồ dùng bằng gốm sứ trong giấm khi mới mua về để làm giảm bớt hàm lượng chì.

Khi chọn mua bát đĩa hoặc đồ dùng bằng gốm sứ, nên lựa chọn những sản phẩm có nước men trắng, mịn, bóng láng.

Sử dụng đồ gốm sứ theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Không nên sử dụng đồ gốm sứ để đựng hoặc chứa các thực phẩm có độ acid hoặc base cao. Hạn chế để các đồ gốm sứ va đập hoặc bị xước xát. Không nên sử dụng đồ gốm sứ để trong lò vi sóng nếu không có khuyến cáo của nhà sản xuất.

Kết luận

Trên đây là những tác hại của việc sử dụng đồ gốm sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ mà bạn đọc cần lưu ý. Việc lựa chọn những sản phẩm có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng giúp bảo đảm sức khỏe cho chính mình và cả gia đình.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Tarek H Anis và cộng sự (Thời gian phát hành năm 2007). Chronic lead exposure may be associated with erectile dysfunction từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17727353/

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Chất liệu: ...Kích thước: Chiều dài của đũa 21cm, trọng lượng đũa nặng 10gXuất xứ: Nhật Bản
Chất liệu: Gốm sứKích thước: Kích thước bát: 16*14*5,7cm, nặng 1600gXuất xứ: Nhật Bản
Chất liệu: Gốm sứKích thước: Kích thước bát: 16*14*5,7cm, nặng 1000gXuất xứ: Nhật Bản
Chất liệu: Gốm sứKích thước: Kích thước đĩa: 22,5*20,5*4cm Nặng: 1350gXuất xứ: Nhật Bản
Chất liệu: Gốm sứKích thước: Kích thước đĩa: 18,4*17*4,4cm; Nặng: 1800gXuất xứ: Nhật Bản
Chất liệu: Gốm sứKích thước: Kích thước đĩa: 18,4*17*4,4cm; Nặng: 1800gXuất xứ: Nhật Bản
Chất liệu: Gốm sứKích thước: Kích thước đĩa: 18,4*17*4,4cm; Nặng: 1800gXuất xứ: Nhật Bản
Chất liệu: Gốm sứKích thước: Đường kính miệng bát 11cm, chiều cao bát là 6,6cm.Xuất xứ: Nhật Bản